Tác giả Alberto Martinez của Orfeo Magazine vừa cho chúng ta vài nét về lịch sử classical guitar tại Nhật Bản, cùng với 4 bậc thầy làm đàn, những người đã đặt nền tảng cho guitar cổ điển, cũng như làm cho thế giới biết đến đàn của Nhật Bản.
Alberto Martinez cũng xin lỗi các bậc thầy khác do không đề cập đến trong tạp chí, do khuôn khổ của bài viết, đó là Yuichi Imai, Teruji Yamano và nhiều nữa.
Sau đây là một vài câu hỏi của Alberto với các Luthier đương thời; đầu tiên là Masaki Sakurai.
“Đổi mới quan trọng nhất của tôi là thêm vào các mẫu gỗ nhỏ tại các điểm chính yếu tại khung nan của mặt đàn (soundboard’s bracing)”.
Tôi học về sự rung động (vibratory modes) của guitar tại Đại học Tokyo; do dó nhận biết được âm thanh tại các vùng khác nhau trên mặt đàn; và thêm vào các mẫu nhỏ tại các điểm, giúp cải thiện toàn bộ âm thanh của đàn (xem hình).
Vào năm 1988, tôi đoạt giải nhất tại cuộc thi của các lutherie do UNESCO tổ chức tại Paris; và năm 2017 tôi cũng nhận giải thưởng tại Nhật cho nghiên cứu về lĩnh vực nầy.
Ông dùng gỗ gì cho mặt đàn? Đối với thị trường quốc tế thì tôi dùng cả hai spruce (thông) và red cedar (tuyết tùng); nhưng với thị trường nội địa, thì hầu như tôi dùng duy nhất là spruce, do các guitarist Nhật có xu hướng thích spruce, thậm chí Ramirez cũng làm các mẫu đàn nầy cho thị trường Nhật. Tại Nhật, âm thanh mà mọi người tìm kiếm, có gốc từ spruce, do có liên quan đến gagaku, một thể loại nhạc truyền thống của người Nhật, và đó là hợp âm Rê thứ (Dm); mà Spruce thì phù hợp với hợp âm nầy.
Gỗ nào ông dùng cho phần còn lại? Rosewood là đầu tiên hết, từ Ấn độ, Madagascar, hay Brazil. Tôi không có vấn đề gì đối với lệnh cấm xuất Brazilian rosewood của Brazil. Tôi thích âm thanh của jacaranda ; thỉnh thoảng tôi có dùng maple, nhưng không bao giờ dùng cypress.
Ông làm guitar theo cách của người Tây ban Nha? Không, tôi làm theo cách của tôi. Bạn nên nhớ là các luthier Nhật được huấn luyện từ các bậc thầy làm violin, như Kimpachi Miyamoto; chúng tôi rất nổi tiếng về việc làm các đồ gỗ.
Ông đã làm được bao nhiêu mẫu đàn? Chúng tôi có 2 dòng: với dòng dưới nhãn hiệu Sakurai Kohno, có Maestro, Special, và Professional-J (J là Jacaranda); với dòng nhãn hiệu Masaki Sakurai, thì có Maestro RF (Raised Fingerboard, cần đàn được nâng lên); PC (Paris Competition) là bản sao của đàn thi tại Paris (hình); Special; Concert-J và Concert-R (Rosewood).
Tại sao lại có nhiều mẫu đàn vậy? Không phải tất cả các âm thanh từ gỗ mà chúng tôi đặt hàng đều có cùng chất lượng như nhau. Cấu trúc và nan (bracing) không thay đổi nhiều; nhưng chúng tôi làm nhiều mẫu tùy theo chất lượng của gỗ; và theo đó sẽ có nhiều khung giá khác nhau để chọn lựa.
(trích dịch từ Orfeo Magazine No 15)
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 208 Phố Hồng Mai – Quận Hai Bà Trưng – HN
Điện thoại: 0972 420 718
Email: tienthanhpiano@gmail.com
Website: http://tienthanhmusic.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtmCZK-FNF6JmTpr__zoQ1g