ÂM GIAI LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA ÂM GIAI TRƯỞNG VÀ ÂM GIAI THỨ - Nhạc cụ tiến thành

Tin tức

Trang chủ | Tin tức | ÂM GIAI LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA ÂM GIAI TRƯỞNG VÀ ÂM GIAI THỨ

ÂM GIAI LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA ÂM GIAI TRƯỞNG VÀ ÂM GIAI THỨ

  1. Âm giai là gì?

Trong âm nhạc, chúng ta đã biết, gồm có 12 nốt nhạc: C C# – D D# – E – F F# – G G# – A A# – B.

Vậy thì Âm giai (hay Thang âm, Gam, Scale) là tập hợp 8 nốt từ thấp đến cao được chọn trong 12 nốt nhạc trên. Và chúng được “chọn” theo nhiều quy luật khác nhau tùy mục đích của mỗi người chơi. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn 2 loại cấu tạo phổ biến nhất của âm giai, đó là: Âm giai Thứ và âm giai trưởng

  1. Cấu tạo âm giai trưởng và các hợp âm trong âm giai trưởng

Như hình trên, ta thấy đó là âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc hình thành âm giai này là:

1 + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½

  • Ở ví dụ âm giai Đô trưởng (C) bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên, ta có thể dễ dàng xác định được 8 nốt nhạc trong âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C
  • Tiếp theo, để xác định được các bộ hợp âm trong âm giai này, ta dùng quy tắc 1 – 4 – 5. Tức là hợp âm thứ 1 – 4 – 5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm 2 – 3 – 6 sẽ là hợp âm Thứ.
  • Hợp âm số 7 là hợp âm “dim” (ít khi sử dụng)
  • Theo ví dụ ở trên ta có bộ hợp âm đầy đủ của âm giai Đô trưởng (C): C – Dm – Em – F – G – Am – Bdim – C
  1. Cấu tạo của âm giai thứ là gì & các hợp âm trong âm giai thứ

Cách hình thành nên âm giai thứ cũng tương tự âm giai trưởng, chỉ khác thứ tự các nốt một chút:

1 + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1

  • Với âm giai La thứ (Am), ta có La là chủ âm. Theo quy tắc trên ta có các nốt trong âm giai:
    A – B – C – D – E – F – G – A
  • 1, 4, 5 lần lượt sẽ là hợp âm thứ. 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Hợp âm số 2 sẽ là hợp âm “dim” (ít sử dụng).
  • Ta sẽ có nguyên bộ hợp âm đầy đủ của âm giai La thứ (Am): Am – Bdim – C – Dm – Em – F – G – Am

Như vậy với 2 quy tắc trên chúng ta đã hình thành nên âm giai trưởng và âm giai thứ rồi!

Lưu ý khi áp dụng chơi trên cần đàn guitar

  • 1 cung = 2 ô trên cần đàn (cách 1 phím), như vậy thì 1/2 cung= 1 ô trên cần đàn (2 phím liền nhau). Từ đó bạn có thể tự xác định một âm giai trưởng hay thứ ngay trên cần đàn một cách dễ dàng
  • Âm giai bắt đầu bằng nốt chủ âm và kết thúc cũng bằng nốt chủ âm. Hãy dạo qua một vòng và quay trở lại nốt ban đầu nhé!
  • Nhìn vào 2 tông C (đô trưởng) và Am (la thứ) này ta thấy hợp âm của chúng giống nhau hoàn toàn. Và ta gọi C – Am là 2 âm giai song song: C/Am. Kết luận : Âm giai tương đương là 2 âm giai dùng chung bộ hợp âm.

Nói chung Âm giai cũng giống như 1 gia đình vậy, ông chồng (trưởng) bà vợ (thứ), có chung những đứa con với nhau (đó chính là các hợp âm). Trong bài trên, chồng là C, còn vợ là Am, những đứa con là các hợp âm trong 2 âm giai này! Làm theo cách này thì bạn sẽ tìm ra hết hợp âm của tất cả các tông giọng rồi, kể cả các tông thăng, giáng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 208 Phố Hồng Mai – Quận Hai Bà Trưng – HN

Điện thoại: 0972.420.718 và 0966.886.208

Email: nhaccutienthanh@gmail.com

Website: https://tienthanhmusic.comhttps://nhaccutienthanh.com

Youtube: https://www.youtube.com/c/tienthanhmusicschool